Các vết rạn nứt trên tường là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự xuống cấp của các công trình xây dựng. Vì thế bạn cần nhanh chóng khắc phục và sửa chữa và xử lý vết nứt tường này trước khi nó ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh các loại vật liệu trám trét truyền thống đòi hỏi phải pha trộn khá phiền phức và tốn nhiều thời gian thì hiện nay nhiều người đã chuyển sang sản phẩm trám trét hiệu quả vượt trội hơn, điển hình là sản phẩm keo tường Apollo Acrylic A100.

Tuy nhiên, trước khi dùng chất trám này để sửa chữa vị trí tường nứt thì bạn cũng cần biết cách vệ sinh bề mặt bên trong khe nứt để thi công có hiệu quả. Bởi vì bụi bẩn và các tạp chất còn tồn đọng trong vị trí tường bị nứt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trám trét. Hãy cùng Apollo Silicone theo dõi các thông tin trong bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của bụi bẩn đến việc thi công xử lý vết nứt tường bằng Apollo A100 nhé.

1. Những ảnh hưởng của bụi bẩn đến việc xử lý vết nứt tường

Thực tế các tạp chất như bụi bẩn, nước đọng, dầu… bám bên trong và xung quanh vị trí khe nứt tường có ảnh hưởng rất lớn đến việc thi công sửa chữa tường bị nứt. Hãy cùng theo dõi những thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây để biết thêm chi tiết và có những giải pháp hiệu quả để xử lý nhé!

1.1 Giảm khả năng bám dính của keo tường Apollo Acrylic A100

Trong quá trình thi công, rất nhiều người thường sơ suất không làm sạch hoàn toàn khe nứt tường hoặc thậm chí là bỏ qua bước này khiến cho việc sửa chữa khắc phục gặp nhiều vấn đề.

Nếu thi công xử lý vết nứt tường mà không làm sạch bụi bẩn thì các tạp chất này sẽ giống như lớp màng chắn ngăn cản sự kết dính mạnh mẽ của keo Apollo Acrylic A100 với bề mặt trong khe nứt, gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả thi công trám tường.

Khả năng bám dính của keo tường Apollo Acrylic A100 là yếu tố quyết định giúp việc thi công bịt kín vết nứt tường đạt hiệu quả cao. Khi bụi bẩn không được làm sạch triệt để, nó tạo ra rào cản không cho phép keo bám dính vào các kẽ nứt, làm suy giảm khả năng liên kết chặt chẽ giữa keo và tường.

Khả năng trám kín khe nứt tường của Apollo Acrylic A100 sẽ bị hạn chế nếu bụi bẩn còn bám lên trong khe nứt tường
Khả năng trám kín khe nứt tường của Apollo Acrylic A100 sẽ bị hạn chế nếu bụi bẩn còn bám lên trong khe nứt tường

1.2 Tăng nguy cơ bong tróc mối nối

Bề mặt thi công còn bám bụi bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kết dính của keo xử lý vết nứt tường Apollo Acrylic A100 và gây nguy cơ bong tróc mối nối giữa keo và tường sau khi trám.

Các lớp trám tường không đồng đều và không liên kết chặt chẽ này có thể dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt mới gây ảnh hưởng chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình. Do đó, để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ của công trình, việc loại bỏ bụi bẩn trước khi thi công trám tường là không thể bỏ qua.

1.3 Chậm trễ tiến độ thi công

Bụi bẩn còn là yếu tố quyết định đến thời gian thi công xử lý vết nứt tường. Việc loại bỏ mọi bụi bẩn và tạp chất trong khe nứt tường sẽ giúp cho hiệu quả trám trét đạt kết quả tốt hơn, nhanh hơn. Nên nếu vị trí khe nứt không đạt chuẩn thì các bước thi công sau đó sẽ bị kéo dài thời gian và làm chậm trễ tiến độ thi công.

Vì chất lượng thi công trám tường không đảm bảo sẽ khiến thợ thầu thi công phải quay lại khắc phục, sửa chữa tốn kém thêm chi phí phát sinh cho cả chủ nhà. Việc loại bỏ bụi bẩn quanh vị trí thi công không chỉ mang lại kết quả trám tường tốt mà còn giúp đảm bảo thời gian nghiệm thu của dự án.

Nếu bụi bẩn trong khe nứt tường được vệ sinh sạch, sẽ giúp cho hiệu quả trám trét đạt kết quả tốt nhất
Nếu bụi bẩn trong khe nứt tường được vệ sinh sạch, sẽ giúp cho hiệu quả trám trét đạt kết quả tốt nhất

2. Cách xử lý bề mặt vết nứt tường trước khi dùng keo tường Apollo Acrylic A100

Đừng bỏ qua các thông tin hữu ích về cách xử lý vị trí tường nứt trước khi dùng keo trám vết nứt tường Apollo A100 mà chúng tôi sẽ cung cấp ngay sau đây.

Xem thêm: Cách bảo quản keo silicone còn dư sau khi sử dụng

2.1 Bước chuẩn bị

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị công cụ hỗ trợ làm sạch khe nứt tường như cọ, chổi nhỏ hoặc máy thổi để dễ dàng phủi đi các lớp bụi bên trong khe hở. Đây cũng chính là bí quyết để keo trét vết nứt tường Apollo A100 phát huy hết khả năng bám dính, giúp cho công trình được bền đẹp trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, Apollo khuyến khích trang bị thêm đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, mắt kính,… để quá trình thi công diễn ra an toàn và thuận lợi.

Bạn cần làm sạch hoàn toàn bụi bẩn trong khe nứt và cả bề mặt tường xung quanh để việc thi công trám kín khe hở đạt hiệu quả cao nhất
Bạn cần làm sạch hoàn toàn bụi bẩn trong khe nứt và cả bề mặt tường xung quanh để việc thi công trám kín khe hở đạt hiệu quả cao nhất

2.2 Tiến hành vệ sinh

Bạn cần dùng cọ hoặc chổi nhỏ để phủi sạch bụi bặm bên trong khe nứt tường, đảm bảo không còn bất kỳ tạp chất nào có thể bám lại gây ảnh hưởng đến kết quả thi công. Sau đó bạn có thể tiếp tục các bước tiếp theo để xử lý vết nứt tường.

2.3 Thi công bắn keo

Sản phẩm Apollo Acrylic A100 hay còn gọi là keo tường Apollo A100 sẽ đem lại hiệu quả cực kỳ tốt cho các vị trí khe nứt tường, khe hở quanh ổ điện, lỗ khoan đinh vít cũ… Khi bắt đầu thi công, bạn hãy cắt đầu vòi bơm keo một góc khoảng 45 độ để dễ dàng thi công ở mọi vị trí khe nứt. Tiếp đến, bạn chỉ cần chuẩn bị lắp chai Apollo Acrylic A100 vào súng bắn keo và bắt đầu trám đầy các khe hở.

Cuối cùng, kiểm tra khe nứt tường đã được trám kín hay chưa và làm phẳng bề mặt thi công để đạt được độ thẩm mỹ cao nhất. Bạn cũng có thể sơn phủ để trả lại vẻ đẹp ban đầu cho tường nhà.

>>> Xem thêm: Cách sử dụng keo silicone dán tường (trám tường) một cách hiệu quả và an toàn

3. Tổng kết

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc làm sạch bụi bẩn trước khi sử dụng chất keo Apollo Acrylic Sealant A100 để xử lý vết nứt tường hiệu quả.

Trong suốt 20 năm dẫn đầu ngành Silicone Sealant, chúng tôi đã không ngừng cải thiện và nâng cấp từng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng, góp phần làm thay đổi diện mạo của Việt Nam qua từng công trình. Các sản phẩm của thương hiệu Apollo Silicone đều là những thành quả mang giá trị cốt lõi của chúng tôi với mục đích cải thiện cuộc sống tươi đẹp hơn.

Đặc biệt, Apollo Silicone còn có ứng dụng Apollo giúp giải đáp những thắc mắc thường gặp của người tiêu dùng như một “cuốn bách khoa” về thông tin sản phẩm. Tính năng quét mã QR code trên thân chai keo sẽ giúp người dùng chủ động trong việc nhận biết hàng thật, hàng giả. Tải ngay app Apollo Silicone để khám phá và trải nghiệm những tiện ích độc đáo dành cho các thợ thầu và người tiêu dùng nhé!

1 những suy nghĩ trên “Bụi bẩn trong khe hở ảnh hưởng thế nào đến kết quả thi công xử lý vết nứt tường bằng Apollo Acrylic A100

  1. Pingback: Cách sử dụng Apollo Foam xử lý khe nứt tường cỡ lớn | An Tiến Hưng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.