Keo bọt nở chống thấm là gì? Cùng tìm hiểu các loại keo bọt nở chống thấm và ứng dụng của bọt nở chống thấm trong công trình xây dựng.

Keo bọt nở chống thấm đóng vai trò quan trọng trong việc lắp ráp, sửa chữa và lấp đầy các khe hở của đường ống, lỗ thông hơi… Đây là một phương pháp hiệu quả để ngăn nước xâm nhập. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, việc sử dụng keo bọt nở cần được thực hiện một cách chính xác, cùng với việc lựa chọn một sản phẩm chất lượng tốt.

Với sự cam kết về chất lượng và sự đổi mới không ngừng, Apollo Silicone đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường và trong lòng khách hàng thông qua những sản phẩm trám trét có chất lượng vượt trội. Apollo Silicone không chỉ là một thương hiệu, mà còn là biểu tượng cho sự tiên phong và đổi mới trong ngành công nghiệp keo bọt nở chống thấm. Cùng Apollo Silicone tìm hiểu các loại keo bọt nở Apollo PU Foam chống thấm và ứng dụng của chúng trong công trình xây dựng.

1. Keo bọt nở chống thấm là gì?

Keo bọt nở, còn được gọi là keo foam, là một loại nhựa tổng hợp được tạo thành từ việc kết hợp các chất hóa học phản ứng nhanh trong không khí. Khi phản ứng diễn ra, keo bọt nở tăng thể tích và tạo thành một lớp foam mịn màng, liền mạch, bám dính vững chắc lên bề mặt vật liệu. Do đó, loại keo này rất hiệu quả trong việc trám trét khe hở và khe nứt, được sử dụng nhiều trong thi công xây dựng, trám trét, sửa chữa công trình, nhà cửa…

Keo bọt nở Apollo Foam hiệu quả trong việc trám trét khe hở và khe nứt
Keo bọt nở Apollo Foam hiệu quả trong việc trám trét khe hở và khe nứt

1.1. Phân loại keo bọt nở chống thấm

Hiện nay, việc phân loại keo bọt nở chống thấm có thể thực hiện theo hai phương pháp chính: theo thành phần hóa học và theo mục đích sử dụng.

Phân loại theo thành phần hóa học

Keo bọt nở PU foam được chia theo 2 nhóm dựa vào thành phần hoá học của chúng, bao gồm:

  • Foam PU 2 thành phần

Đây là một loại nhựa tổng hợp có tên gọi Polyurethane (PU) được tạo thành từ việc kết hợp hai thành phần chính là Polyol và Isocyanate. Khi hai thành phần này được phối trộn theo tỷ lệ nhất định, phản ứng hóa học xảy ra ngay lập tức, tạo nên lớp foam PU hóa rắn trên bề mặt vật liệu.

  • Foam PU 1 thành phần

Loại keo bọt nở này, còn gọi là Polyurethane (PU) 1 thành phần, tự động trương nở khi tiếp xúc với không khí và khô cứng sau 24 giờ. Thường được đóng gói dưới dạng chai nén dung tích 0.75 lít, được biết đến với tên gọi chai xịt foam PU.

Keo bọt nở Apollo Foam chống thấm được phân loại theo thành phần và mục đích sử dụng
Keo bọt nở Apollo Foam chống thấm được phân loại theo thành phần và mục đích sử dụng

Phân loại theo mục đích sử dụng

Còn nếu chia theo mục đích sử dụng, keo bọt nở sẽ được chia thành 3 nhóm, bao gồm: keo bọt nở cách âm, cách nhiệt; keo bọt nở chống thấm, keo bọt nở chống cháy (cháy chậm).

Tuy nhiên, trong thực tế cả hai loại keo bọt nở chống cháy (cháy chậm) và chống thấm đều có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, làm cho chúng trở thành sự lựa chọn phổ biến trong cộng đồng kỹ sư và nhà thầu. Tùy thuộc vào vị trí địa lý và mục đích sử dụng cụ thể, kỹ sư và nhà thầu sẽ lựa chọn giữa keo bọt nở chống thấm và keo bọt nở chống cháy phù hợp.

1.2. Đặc điểm của keo bọt nở Apollo PU Foam

Keo bọt nở là một vật liệu đa năng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng liên quan đến chống thấm, cách nhiệt và cách âm. Đặc điểm nổi bật của loại keo này bao gồm khả năng chống thấm vượt trội, giúp bảo vệ cấu trúc khỏi sự xâm nhập của nước và độ ẩm. Khả năng cách nhiệt, cách âm và không chứa chất độc hại của keo xịt bọt nở cũng góp phần tạo ra môi trường thoải mái, an toàn và bền vững hơn.

Không chỉ vậy, keo bọt nở còn dễ dàng sử dụng trong quá trình thi công bởi chúng có trọng lượng nhẹ, giúp người sử dụng dễ dàng thao tác. Cùng với khả năng kết dính tốt và phù hợp với hầu hết các bề mặt vật liệu như: thép, nhựa, gỗ, nhôm, bê tông… đặc biệt các sản phẩm keo bọt nở cao cấp của Apollo Silicone còn giúp tăng độ bền của vật liệu lên tới 300%.

Sản phẩm này cũng nổi bật với tuổi thọ cao, khả năng co dãn linh hoạt và khả năng chịu nhiệt ổn định, giúp đảm bảo sự vững chãi của công trình trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Chất keo bọt nở Apollo PU Foam được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày
Chất keo bọt nở Apollo PU Foam được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày

2. Keo bọt nở chống thấm Apollo PU Foam

Keo bọt nở chống thấm Apollo – keo bọt nở Apollo Foam là một loại keo dạng bọt có cấu trúc từ các chất hóa học phản ứng nhanh trong không khí. Khi sử dụng, keo bọt nở chống thấm này có khả năng nở và tự khô trong điều kiện môi trường thông thường, tạo thành một lớp bọt liền mạch. Lớp bọt này có khả năng bám dính tốt trên nhiều loại chất liệu khác nhau, giúp chắn ngăn không khí và độ ẩm xâm nhập.

Chất keo của Apollo Silicone được biết đến là những dòng sản phẩm cao cấp nhất, thông dụng nhất và được tin tưởng lựa chọn bởi các thợ thầu lành nghề. Các dòng keo silicone của Apollo là thành quả của sự hợp tác ổn định và bền vững với các đối tác tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới trong suốt 20 năm qua đảm bảo các tiêu chuẩn sản phẩm nghiêm ngặt.

Đó là lý do chính giải thích cho việc Apollo Silicone được tin tưởng lựa chọn rộng rãi và là thương hiệu thống lĩnh thị trường với hơn 70% thị phần tại Việt Nam cùng với hơn 1000 đại lý bán lẻ và 63 hệ thống phân phối trải dài trên 63 tỉnh thành.

Một số dòng sản phẩm nổi bật khác của Apollo Silicone như: Apollo Sealant Acrylic A100, Apollo Silicone Sealant A300, Apollo Silicone Sealant A500, Apollo Silicone Sealant A600,…

Bài viết liên quan:

3. Kết luận

Keo bọt nở chống thấm là một sản phẩm đa năng, đảm bảo hiệu quả chống thấm, cách nhiệt và cách âm hiệu quả. Để phát huy hiệu quả tối đa, việc sử dụng các sản phẩm từ một thương hiệu cao cấp, ổn định như Apollo Silicone sẽ là lựa chọn ưu tiên dành cho các thợ thầu. Bởi chất lượng các sản phẩm trám trét đã được chứng minh trong suốt hành trình 20 năm theo đuổi và thực thi tôn chỉ kinh doanh tử tế của chúng tôi. Apollo silicone – Bền vững theo năm tháng.

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.