Việc bảo quản chai keo silicone còn dư sau khi sử dụng là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí, nhưng sau một thời gian bảo quản, khi lấy ra sử dụng thì chất keo silicone có thể bị giảm chất lượng so với ban đầu.

Nếu không chú ý, vấn đề này sẽ dễ gây ra những hậu quả không mong muốn cho chất lượng công trình của bạn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu keo silicone không còn sử dụng được và cách bảo quản keo silicone còn thừa để giữ được chất lượng sản phẩm tốt nhất cho lần thi công kế tiếp.

1. Những dấu hiệu keo bị biến chất khi bảo quản keo silicone không đúng cách

Một số dấu hiệu nhận biết cơ bản bạn có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Chất keo bị đổi màu: Sau một thời gian bảo quản, keo silicone có thể bị đổi màu khác so với màu sắc ban đầu. Nguyên nhân là do keo silicone bị tác động bởi ánh sáng, oxy hoặc các tác nhân khác trong không khí. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của keo silicone.
Sau một thời gian bảo quản không đúng cách, keo silicone có thể bị biến chất đổi màu ảnh hưởng đến hiệu quả thi công
Sau một thời gian bảo quản không đúng cách, keo silicone có thể bị biến chất đổi màu ảnh hưởng đến hiệu quả thi công
  • Chất keo silicone bị tách nước: Nếu nhận thấy hiện tượng chất keo silicone bị hóa lỏng và có nước trong chai keo sau một thời gian dài bảo quản thì bạn không nên tiếp tục sử dụng. Đặc biệt khi môi trường bảo quản có độ ẩm cao thì hiện tượng tách nước ở keo silicone rất dễ xảy ra.
  • Keo silicone có mùi lạ: Khi sử dụng tiếp chai keo silicone còn thừa sau một thời gian dài bảo quản, nếu có mùi khác lạ gây khó chịu thì bạn nên dừng việc thi công. Vì có thể keo silicone đã bị biến chất do các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình bảo quản.
  • Mất đi khả năng bám dính chắc chắn: Keo silicone khi mới sử dụng có độ đàn hồi và độ co giãn cao, giúp cho keo silicone bám dính tốt vào các bề mặt khác nhau. Nhưng khi bị biến chất, keo silicone sẽ trở nên cứng và giòn, không còn khả năng đàn hồi tốt.

Bạn cần lưu ý rằng bất kể chất keo silicone nào nếu không được bảo quản đúng cách cũng sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc bảo quản keo silicone mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.

2. Cách bảo quản keo silicone còn thừa để giữ được chất lượng sản phẩm cho lần thi công kế tiếp

Nếu không sử dụng hết chai keo silicone trong một lần thi công thì bạn có thể bảo quản keo silicone còn thừa để sử dụng cho lần thi công kế tiếp, một phương án tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường. Sau đây là những cách bảo quản chuẩn để đảm bảo chất lượng của keo silicone không bị ảnh hưởng sau một thời gian:

  • Cách 1: Dùng bọc nilon bịt lại thật kỹ

Bạn có thể dùng một miếng nilon để bọc chặt đầu chai keo silicone, rồi dùng dây buộc hoặc băng keo để cố định. Cách bảo quản silicon này giúp ngăn không khí xâm nhập vào trong chai, làm giảm khả năng phản ứng của keo silicone với oxy và ánh sáng.

  • Cách 2: Dùng chính chất keo để bịt chặt đầu chai

Bạn có thể dùng chính chất keo silicone để ép ra một lượng nhỏ ở đầu chai, rồi để cho keo khô hoàn toàn. Khi cần sử dụng lại, bạn chỉ cần bóc đi lớp keo khô đó và tiếp tục sử dụng keo silicone bên trong chai. Cách này giúp tạo ra một lớp phủ bảo vệ cho keo silicone, ngăn nước và không khí xâm nhập vào trong chai.

Có thể dùng chính chất keo silicone để bịt kín đầu vòi keo để đảm bảo lượng keo còn thừa bên trong chai không bị hỏng
Có thể dùng chính chất keo silicone để bịt kín đầu vòi keo để đảm bảo lượng keo còn thừa bên trong chai không bị hỏng
  • Cách 3: Lưu trữ ở nơi thoáng mát

Bạn nên lưu trữ chai keo silicone ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Nếu để ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, keo silicone có thể bị biến đổi cấu trúc và tính chất khiến cho hiệu quả thi công không đảm bảo.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên bảo quản keo silicon trong thời gian quá lâu. Thời hạn sử dụng của keo silicone thường là từ 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Bạn nên kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn của chai keo trước khi mua và sử dụng.

3. Apollo Silicone – Thương hiệu chất trám cho cuộc sống bền vững

Các chất trám của Apollo Silicone là thành quả của sự hợp tác với 02 tập đoàn hóa chất hàng đầu thế giới là Dow Chemical (Hoa Kỳ) và Shin-Etsu (Nhật Bản).

Với vị thế là thương hiệu hàng đầu trên thị trường và nhằm đảm bảo tuyệt đối chất lượng của sản phẩm, 100% nguyên liệu Silicone Sealant của Apollo được nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện và được chiết xuất ra thành phẩm với sự kiểm soát nghiêm ngặt về kỹ thuật của các chuyên gia hàng đầu trong ngành silicone; tuyệt đối không pha trộn với nguyên liệu rẻ tiền hoặc kém chất lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi luôn luôn tự hào khẳng định chất lượng cao cấp nhất và ổn định nhất của sản phẩm Apollo Silicone.

Các sản phẩm của Apollo Silicone để đảm bảo chất lượng cao cấp và ổn định khi đến tay người dùng
Các sản phẩm của Apollo Silicone để đảm bảo chất lượng cao cấp và ổn định khi đến tay người dùng

Một điểm cộng nữa của Apollo Silicone là vỏ chai được làm từ nhựa HDPE (High Density Polyethylene), một loại nhựa có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn cao. Nhờ vậy, vỏ chai có thể hạn chế tác động của môi trường đến chất keo bên trong, giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn các sản phẩm của Apollo Silicone.

Bài viết liên quan:

4. Tổng kết

Tóm lại, bạn nên lưu ý những thông tin về các dấu hiệu keo silicone không còn đảm bảo chất lượng sau một thời gian bảo quản và cách bảo quản keo silicone đạt chuẩn. Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên khi sử dụng tiếp chai keo silicone thì bạn cần cân nhắc trước khi thi công, vì chất lượng của keo silicone đã không còn đảm bảo.

Apollo Silicone là sự lựa chọn hàng đầu của các thợ thầu lành nghề. Với mong muốn hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng sản phẩm và hạn chế việc mua phải hàng giả hàng nhái, thương hiệu đã phát triển ứng dụng Apollo Silicone trên thiết bị di động cung cấp những thông tin chuẩn chỉnh về sản phẩm.

Đặc biệt, tính năng quét mã QR được tích hợp trong ứng dụng sẽ giúp khách hàng kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm, ngăn chặn rủi ro mua phải hàng kém chất lượng. Hãy tải ứng dụng Apollo để trải nghiệm những tiện ích này nhé!

Lý do vì sao trong các bài viết của Apollo Silicone luôn sử dụng linh hoạt 2 thuật ngữ Silicone (có chữ e) và Silicon (không có chữ e):

Silicon (Si) “không có chữ e” đơn giản chỉ là một nguyên tố hóa học. Còn với Silicone “có chữ e” là một hợp chất cấu trúc bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxygen kết hợp với nhau tạo thành chuỗi Polymer giống cao su có khả năng kháng lại sự thay đổi của nhiệt độ, co giãn và đàn hồi tốt, không dẫn điện dẫn nhiệt.

Sản phẩm từ Silicone có tên thương mại là Silicone Sealant chuyên dùng để gắn, trám trét, bịt kín các khe hở, mối nối nhôm kính và nhiều loại vật liệu xây dựng khác. Trong thực tế, chúng ta thường gọi các sản phẩm này là Keo Silicon (không dùng chữ e theo thói quen, viết và hành vi tìm kiếm trên mạng), nhưng về mặt kỹ thuật, chất trám Silicone mới là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm này. Và khi nhắc đến các sản phẩm này, Silicone “có chữ e” là cách sử dụng chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.