Đặc tính bê tông Asphalt

Các tính chất của hỗn hợp bê tông asphalt và bê tông asphalt đã đầm nén làm mặt đường bao gồm tính chất liên quan đến đặc tính thể tích và tính chất cơ học. đặc tính thể tích của bê tông asphalt bao gồm các chỉ tiêu: độ rỗng dư (VIM), độ rỗng cốt liệu (VMA), độ rỗng lấp đầy nhựa (VFA).

Các giá trị này phải nằm trong giới hạn quy định đảm bảo lớp bê tông asphalt có khả năng chống biến dạng, chống chảy bitum dưới tác động của tải trọng xe và yếu tố nhiệt độ môi trường, hạn chế sự xâm
nhập của nước vào hỗn hợp trong quá trình khai thác. để xác định các chỉ tiêu đặc tính thể tích của bê tông asphalt, cần thiết phải thí nghiệm và tính toán các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu bê tông Asphalt

– Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ trọng của vật liệu thành phần: tỷ trọng của cốt liệu thô (đá dăm), tỷ trọng của cốt liệu mịn (cát thiên nhiên, cát xay từ đá), tỷ trọng của bitum, tỷ trọng của bột khoáng.

– Các chỉ tiêu liên quan đến tỷ trọng của hỗn hợp bê tông asphalt: tỷ trọng biểu kiến của cốt liệu trong hỗn hợp bê tông asphalt, tỷ trọng khối của hỗn hợp bê tông asphalt ở trạng thái rời (chưa đầm), tỷ trọng khối của hỗn hợp bê tông asphalt khi đã được đầm nén, tỷ trọng lớn nhất của hỗn hợp bê tông asphalt ở trạng thái rời (chưa đầm).

Tính chất cơ học bê tông Asphalt

Các tính chất cơ học của bê tông asphalt: bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến cường độ của hỗn hợp bê tông asphalt sau khi đầm nén nhằm đảm bảo cho kết cấu lớp bê tông asphalt có đủ cường độ và độ bền sau khi xây dựng và trong quá trình khai thác dưới tác động của tải trọng xe chạy và các yếu tố môi trường.

Khi tải trọng bánh xe tác dụng xuống mặt đường, có hai ứng suất được truyền tới mặt đường bê tông asphalt: ứng suất thẳng đứng và ứng suất nằm ngang. Với ứng suất thẳng đứng sinh ra biến dạng lún của kết cấu mặt đường và gây ra ứng suất kéo lớn nhất dưới đáy lớp vật liệu bê tông asphalt.

Hỗn hợp bê tông asphalt vì vậy cần phải bền chắc và đủ khả năng đàn hồi để chống lại ứng suất nén và ngăn không cho xuất hiện biến dạng vĩnh cửu.

Bê tông asphalt phải có đủ cường độ kéo để chống lại các ứng suất kéo sinh ra ở đáy lớp bê tông asphalt và có đủ độ đàn hồi để chống lại các tác động của tải trọng mà không sinh ra hiện tượng nứt mỏi.

Cơ chế chịu tải trọng bê tông Asphalt

Cùng với các tác động của tải trọng và môi trường, mặt đường bê tông asphalt sẽ dần dần bị hư hỏng theo ba hình thức chính dưới đây phụ thuộc vào cơ chế chịu tải trọng xe chạy và điều kiện môi trường, đó là:

– Biến dạng vĩnh cửu;

– Nứt mỏi;

– Nứt do nhiệt độ thấp. để xác định các tính chất cơ học của bê tông asphalt, trên thế giới tùy theo truyền thống, tùy theo phương pháp thiết kế bê tông asphalt và tùy theo điều kiện phát triển của từng nước mà có nhiều phương pháp thí nghiệm khác nhau được áp dụng cho mỗi nước.

Phương pháp thí nghiệm bê tông Asphalt

Trong quá trình phát triển, nhiều phương pháp thí nghiệm cơ học của bê tông asphalt được bổ sung cho phù hợp với điều kiện làm việc của mặt đường bê tông asphalt, và cũng có không ít phương pháp được loại bỏ do ít được áp dụng. Nhìn chung các phương pháp thí nghiệm cơ học của bê tông asphalt hiện nay thường sử dụng mô hình tải trọng trùng phục, nhằm mô phỏng các tác động do tải trọng và yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) gây ra trên lớp mặt đường bê tông asphalt.

Các tính chất cơ học của bê tông có thể phân theo các nhóm sau:

– Các tính chất cơ học phục vụ cho thiết kế hỗn hợp bê tông asphalt: được tiến hành phục vụ việc thiết kế lựa chọn hàm lượng nhựa tối ưu cho hỗn hợp bê tông asphalt.

Mẫu bê tông asphalt

Mẫu bê tông asphalt thiết kế vừa phải thoả mãn các tính chất liên quan đến đặc tính thể tích, vừa phải thoả mãn các tính chất cơ học được quy định tương ứng với phương pháp đó. Phương pháp thiết kế bê tông asphalt được áp dụng khá phổ biến trên thế giới và được biết nhiều ở Việt Nam có thể kể đến là:

Phương pháp thiết kế Marshall;

Phương pháp thiết kế Hveem;

Phương pháp thiết kế theo Liên bang Nga (Liên xô cũ);

Phương pháp thiết kế Super Pave.

– Các tính chất cơ học của bê tông asphalt phục vụ cho tính tóan kết cấu: tuỳ thuộc các phương pháp tính toán thiết kế kết cấu mặt đường khác nhau, trong đó quy định các chỉ tiêu cơ học của bê tông asphalt cần thiết phục vụ tính toán xác định chiều dày cần thiết của lớp bê tông asphalt mặt đường dưới tác dụng của tải trọng xe chạy và các yếu tố môi trường.

Bài viết liên quan:

Phân nhóm các phương pháp thí nghiệm cơ học

Phân nhóm các phương pháp thí nghiệm cơ học của bê tông asphalt theo phương của lực tác dụng trên mẫu thì có các loại:

– Thí nghiệm với lực tác động theo phương đường kính của mẫu hình trụ tròn;

– Thí nghiệm với lực tác động dọc trục mẫu hình trụ tròn;

– Thí nghiệm với lực tác động 3 trục trên mẫu hình trụ tròn;

– Thí nghiệm cắt;

– Thí nghiệm kéo;

– Thí nghiệm kéo uốn trên mẫu hình dầm.

Phân nhóm các phương pháp thí nghiệm cơ học theo kiểu tác dụng của lực thì có các loại:

– Thí nghiệm với lực gia tải tĩnh;

– Thí nghiệm với lực gia tải động, nhiều chu kỳ gia tải.

Dưới đây trình bày một số tính chất cơ học của bê tông asphalt và các phương pháp thí nghiệm liên quan được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay và định hướng cho tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.